Quy trình dây chuyền sản xuất dầu ăn công nghiệp
Dầu ăn tinh luyện là sản phẩm rất phổ biến,được xem là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng và góp phần tăng hương vị cho các món ăn. Chính vì điều đó mà ngành công nghiệp sản xuất dầu đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các sản phẩm dầu ăn tinh luyện chất lượng và mẫu mã ngày càng đa dạng. Nếu bạn đang có nhu cầu đầu tư dây chuyền sản xuất dầu ăn tinh luyện thì nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nhé!
Quy trình công nghệ trong dây chuyền sản xuất dầu ăn tinh luyện
Quy trình tinh luyện dầu sẽ trải qua các công đoạn sau đây:
Tách các tạp chất bằng cơ học
Công đoạn này sẽ có nhiệm vụ tách các tạp chất ở dạng phân tán, các hạt rắn có trong giai đoạn dầu thô. Nhờ công đoạn này dầu trở nên trong hơn và độ nhớt giảm đi rất nhiều. Các phương pháp được ứng dụng cho công đoạn này bao gồm:
-
Phương pháp lắng.
-
Phương pháp lọc.
-
Phương pháp ly tâm
Công đoạn thủy hóa
Công đoạn thủy hóa giúp loại các tạp chất như hydrat hóa thành các dạng không hòa tan trong dầu. Các chất không tan có thể là phospholipid, sáp, protein và một số thành phần khác. Quá trình thủy hóa sẽ giúp giảm lượng dầu thất thoát. Vì các chất này đóng vai trò tạo độ nhớt trong quá trình trung hòa. Chính điều này làm tăng lượng dầu sót trong các cặn xà phòng.
Phương pháp thủy hóa có thể được thực hiện bằng những cách sau đây:
-
Thủy hóa bằng nước.
-
Bằng dung dung dịch nước muối loãng.
-
Dung dịch NaCO3.
-
Bằng dung dịch Acid Phosphoric, Citric.
-
Bằng phương pháp Enzyme.
-
Thủy hóa phương pháp khô.
Công đoạn trung hòa
Công đoạn trung hòa giúp tách các acid béo tự do trong dầu, đồng thời sẽ giảm chỉ số acid. Quá trình trung hòa còn hấp phụ các tạp chất như protein, các chất màu và các tạp chất cơ học. Do đó, quá trình trung hòa giúp loại bỏ các tạp chất ra khỏi dầu.
Quá trình trung hòa sẽ được thực hiện theo phương pháp hóa học sử dụng các dung dịch kiềm. Các dung dịch kiềm có nồng độ thay đổi tùy theo chỉ số acid có trong dầu.
Công đoạn rửa dầu
Sau khi thực hiện xà phòng hóa, dầu sẽ được chuyển đến công đoạn rửa. Mục đích là loại hết xà phòng có trong dầu. Quá trình rửa dầu được thực bởi thiết bị trung hòa. Dầu được rửa nhiều lần với dung dịch muối sau đó trán qua nước.
Sấy dầu sau rửa
Mục đích là loại hết ẩm trong dầu. Mục đích này để loại ảnh hướng đến quá trình tẩy màu. Quá trình sấy thường được thực hiện trong điều kiện chân không với sự gia nhiệt là cần thiết. Quá trình sấy phải thực hiện quá trình khuấy mạnh ở giai đoạn sau.
Công đoạn tách sáp
Mục đích là loại sáp ra khỏi dầu, để dự được độ trong trong giai đoạn bảo quản ở nhiệt độ thấp. Nguyên tắc của quá trình này là kết tinh các hạt sáp ở nhiệt độ thấp, sau đó nâng nhiệt để tạo hạt sáp có kích thước lớn. Các tinh thể sáp được loại bỏ khỏi dầu bằng cách lọc hoặc ly tâm.
Công đoạn tách sáp được thực hiện trong điều kiện sau đây:
-
Chất kết tinh thường dùng là đất hoạt tính.
-
Nhiệt độ dầu phải đạt từ 20 - 25⁰C trước khi thêm chất kết tinh.
-
Nhiệt độ kết tinh từ 8 - 12⁰C.
-
Phải tiến hành khuấy trộn trong quá tình tách sáp.
Công đoạn tẩy màu
Công đoạn tẩy màu sẽ giúp loại bỏ các chất gây màu làm cho dầu sáng hơn. Quá trình tẩy màu được tiến hành trong thiết bị kính có hệ thống gia nhiệt, sử dụng chất hấp thụ màu trong điều kiện chân không.
Các chất hấp thụ màu thường hay dùng nhất đó là:
-
Đất tẩy màu tự nhiên.
-
Đất hoạt tính.
-
Than hoạt tính
-
Silicagel.
Công đoạn lọc dầu
Dầu sẽ trải qua công đoạn lọc để loại bỏ các chất rắn ra khỏi dầu, ở đây chủ yếu là các chất hấp thụ và tạp chất. Thường sử dụng máy ép khung bản với áp suất là 0,25 đến 0,35MPa, nhiệt độ đầu vào 55 đến 60⁰C.
Công đoạn khử mùi
Các chất gây mùi thường có sẵn hoặc lần vào trong quá trình tinh luyện sẽ được loại bỏ ở công đoạn này. Nguyên tắc hoạt động của các thiết bị tách mùi là sử dụng phương pháp chưng cất. Sử dụng hơi nước ở nhiệt độ 325 - 375⁰C phun trực tiếp với điều kiện nhiệt độ và áp suất chân không. Các chất gây mùi được hơi nước cuốn đi ra khỏi dầu.
Các thiết bị thiết yếu trong dây chuyền sản xuất dầu ăn tinh luyện
Tùy theo thông số kỹ thuật cũng như yêu cầu của nhà sản xuất mà dây chuyền sản xuất có những thiết bị khác nhau. Sau đây chúng tôi giới thiệu các thiết bị được MNB nghiên cứu và lắp ráp cho hiệu quả tinh luyện dầu tốt nhất:
-
Bồn chứa dầu.
-
Bơm ly tâm.
-
Thiết bị lọc.
-
Bồn chứa kiềm, nước, muối.
-
Bồn chứa cặn thủy hóa.
-
Bồn chứa cặn xà phòng hóa.
-
Thiết bị trung hòa.
-
Thiết bị ly tâm.
-
Bồn chứa đất hoạt tính.
-
Bồn chứa than hoạt tính.
-
Thiết bị rửa sấy tẩy màu.
-
Thiết bị ngưng tụ.
-
Bơm chân không.
-
Nồi hơi.
-
Tháo khử mùi.
-
Thiết bị thu hồi chất béo.
-
Thiết bị làm nguội.
-
Bồn chứa chất béo.
-
Bồn chứa vô trùng.
-
Thiết bị đóng nắp.
-
Thiết bị in nhãn
Yêu cầu đối với dây chuyền sản xuất dầu ăn tinh luyện
Quá trình sản xuất dầu ăn tinh luyện cần đảm bảo một số yêu cầu cụ thể sau đây:
-
Không tạo ra các chất độc thứ sinh đối với người sử dụng.
-
Sản phẩm dầu có hệ số đồng hóa cao, đặc biệt là giá trị dinh dưỡng.
-
Có mùi vị phù hợp với nguyên liệu làm ra.
-
Có tính ổn định cao, ít bị biến đổi trong thời gian bảo quản hoặc chế biến.
-
Các tạp chất không có dinh dưỡng trong quá trình sản xuất càng ít càng tốt.
Trên đây là thông tin về dây chuyền sản xuất dầu ăn tinh luyện được MNB chia sẻ. Hy vọng, với nội dung chia sẻ trên đã giúp bạn nắm được những thông chính về dây chuyền. Nếu còn gì thắc mắc hãy liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn nhé!
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ
Hotline Hà Nội: +84 83 9966 898| Hotline HCM: +84 93 630 4626
Email: info@mnb.com.vn - Website: www.mnb.com.vn